Ký Cược Ký Quỹ Là Gì?

Ký cược ký quỹ là gì? Khái niệm cụ thể? So sánh chi tiết ký cược với ký quỹ? Nếu bạn đang cần tìm kiếm lời giải hãy click vào bài viết nhé.

Trong những giao dịch dân sự hay thương mại thường hay xuất hiện những khái niệm như ký cược, ký quỹ. Vậy các khái niệm ký cược ký quỹ là gì, chúng có tác dụng thế nào? Hãy cùng Danhbacongty.org tìm hiểu chi tiết và điểm khác nhau của chúng nhé.

Khái niệm Ký cược, ký quỹ là gì?

Để có thể hiểu rõ được ký cược ký quỹ là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của chúng.

Khái niệm ký cược

Theo điều 329 của bộ luật dân sự 2015 có quy định ký cược ký quỹ là gì: Ký cược chính là bên thuê tài sản sẽ giao cho bên cho thuê khoản tiền hoặc đá quý, kim khí quý hoặc là một vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong khoảng thời hạn nhằm bảo đảm được việc trả lại tài sản cho thuê.

Như vậy thì ký cược hình thành bởi sự thỏa thuận giữa hai bên và thể hiện trong hợp đồng thuê tài sản, đối tượng ở đây là động sản. Ngoài ra thì tài sản ký cược còn có thể   được xử lý để thanh toán tiền thuê tài sản hoặc là tiền bồi thường thiệt hại nếu như tài sản cho thuê bị mất mất, hư hỏng.

Ký cược ký quỹ là gì?

Ký cược ký quỹ là gì?

Khái niệm ký quỹ

Theo điều 330 của bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về ký cược ký quỹ là gì như sau:

  • Tiền gửi ký quỹ là tiền hoặc có thể là đá quý, kim khí quý hoặc các giấy tờ có giá trị và được gửi phong tỏa tại ngân hàng, tại các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo được việc thực hiện các nghĩa vụ.
  • Với một số trường hợp cụ thể thì nếu như các tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ hoặc là thực hiện nhưng không đúng với nghĩa vụ, thì nơi được ký quỹ tài sản hoặc các tổ chức tín dụng có thể sử dụng số tiền gửi ký quỹ để thực hiện bồi thường thiệt hại.
  • Tất cả các vấn đề xảy ra trong quá trình ký quỹ và bồi thường thiệt hại phải thực hiện đúng theo như quy định của Pháp luật.

Như vậy thì tiền gửi ký quỹ hay ký quỹ chính là một hình thức gửi tiền vào ngân hàng của doanh nghiệp với hình thức không có kỳ hạn hoặc là có kỳ hạn, và được tổ chức ở ngân hàng có dịch vụ gửi tiền ký quỹ. Đây có thể xem là một hình thức bảo đảm tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp với ngân hàng.

Hay nói cách khác: Để đảm bảo được việc thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ cần phải gửi một số tiền, đá quý, kim quý hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý vào tài khoản phong tỏa ở Ngân hàng.

Khái niệm ký quỹ

Khái niệm ký quỹ

Phân biệt chi tiết Ký cược, ký quỹ (lập bảng)

Để có thể phân biệt được ký cược ký quỹ là gì, hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây nhé.

Phân biệt ký cược và ký quỹ

Phân biệt ký cược và ký quỹ

Tiêu chí

KÝ CƯỢC

KÝ QUỸ

Cơ sở pháp lý

Điều 329 Bộ luật dân sự 2015

Điều 330 Bộ luật dân sự 2015

Đặc điểm

  • Đối tượng ký cược: một khoản tiền, đá quý, kim khí quý hoặc là vật có giá trị khác.
  • Giao tài sản ký cược sẽ có thời hạn.
  • Mục đích để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê (động sản).
  • Các tài sản ký cược sẽ được hoàn trả sau khi trả lại tài sản thuê cũng như trả tiền thuê tài sản.
  • Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đầy đủ.
  • Tài sản ký quỹ: một khoản tiền, đá quý, kim khí quý, hoặc các giấy tờ có giá.
  • Đối tượng nhận tài sản ký quỹ: các tổ chức tín dụng, ngân hàng (tài sản ký quỹ được phong tỏa).
  • Gồm có 3 bên: bên có quyền, bên có nghĩa vụ và tổ chức tín dụng, ngân hàng.
  • Trường hợp mà bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc là không thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được tổ chức tín dụng ký quỹ thanh toán thực hiện bồi thường thiệt hại gây ra bởi bên có nghĩa vụ, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Nội dung

  • Biện pháp ký cược được áp dụng nhằm đảm bảo việc trả lại tài sản nằm trong hợp đồng thuê tài sản. Các tài sản thuê mang tính chất động sản và có sự chuyển giao bên cho thuê đến bên thuê.
  • Ký cược mang tính thanh khoản cao như là: tiền, các tài sản có giá trị, đá quý, kim khí quý hay. Tài sản ký cược sẽ phải có giá trị tương đương giá trị tài sản thuê, bởi nó gồm có cả giá trị tài sản thuê cùng khoản tiền thuê để có thể bồi thường cho bên thuê nếu như tài sản thuê không được trả lại.
  • Các biện pháp này chủ yếu được áp dụng với các loại hợp đồng thuê tài sản giá trị nhỏ hoặc đối với sử dụng tài sản dễ hư hỏng.
  • Biện pháp ký quỹ: hai bên có thể cùng mở một tài khoản tại ngân hàng tuy nhiên không được sử dụng tài khoản nếu chưa chấm dứt hợp đồng. 
  • Mặc dù là chủ của tài khoản nhưng bên có nghĩa vụ sẽ không được thực hiện giao dịch rút tiền từ tài khoản, bởi vì số tài khoản ký quỹ này được xác định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
  • Tài sản được dùng để ký quỹ tương tự như tài sản để ký cược đó là tiền, đá quý, kim khí quý, các loại giấy tờ có giá trị.
  • Khác với cầm cố tài sản, quyền tài sản ký quỹ sẽ không thể dùng để ký quỹ.

 

Mục đích

Bảo đảm: bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê, nghĩa vụ giao trả động sản.

Bảo đảm: việc có thể được thanh toán và bồi thường thiệt hại nếu như bên bảo đảm thực hiện không đúng hoặc là không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hậu quả pháp lý

Trong trường hợp tài sản thuê đã được trả lại và bên thuê hoàn trả tiền thuê thì bên thuê nhận lại tài sản ký cược. Ngược lại, nếu như bên thuê không trả tài sản thuê, bên cho thuê sẽ có quyền đòi lại tài sản cho thuê, nếu như tài sản thuê không được trả lại, tài sản ký cược sẽ thuộc về bên cho thuê.

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc là không thực hiện nghĩa vụ, bên có quyền sẽ được các tổ chức tín dụng, ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán tiền hành bồi thường các thiệt hại gây ra bởi bên có nghĩa vụ, sau khi thực hiện trừ chi phí dịch vụ.

Như vậy bài viết đã chỉ rõ cho các bạn khái niệm ký cược ký quỹ là gì cũng như so sánh chi tiết 2 loại hình này. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần thắc mắc, hãy truy cập ngay website Danhbacongty.org để có được câu trả lời đầy đủ nhé.




Tra cứu mã số thuế cá nhân Online với CCCD/CMND

Cách 1. Tra cứu MSTCN trên Danhbacongty.org

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Tra cứu mã số thuế cá nhân

Bước 2: Nhập thông tin: Chứng minh nhân dân (cmnd) hoặc Căn cước công dân (cccd)

Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, thông tin mã số thuế cá nhân sẽ hiển thị ngay bên dưới.

Hệ thống kho dữ liệu đầy đủ, tốc độ truy vấn tìm kiếm nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được thông tin MST cá nhân của bạn.

Cách 2: Tra cứu trên trang web Thuế điện tử

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Trên giao diện trang chủ, nhấn chọn vào tùy chọn Cá nhân.

Bước 3: Trên màn hình trang chủ, tiếp tục nhấn chọn Tra cứu thông tin NNT. Hoặc bạn vào trực tiếp tại đây

Bước 4: Nhập thông tin số Chứng minh nhân nhân (CMND) và Mã kiểm tra, bỏ trống ô Mã số thuế, và nhấn chọn Tra cứu, kết quả tra cứu sẽ hiện thị bên dưới.

Cách 3: Cách tra cứu trên trang web Thuế Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế Việt Nam tại đường dẫn: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp. Giao diện trang chủ hiện ra như hình bên dưới.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư/Thẻ căn cước, và điền mã xác nhận.

Bước 3: Bấm vào ô Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị bên dưới.

Cách 4: Cách tra cứu trên trang web Mã số thuế

Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế: https://masothue.vn/. Và chọn Tra cứu mã số thuế cá nhân.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư.

Bước 3: Bấm vào ô Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị bên dưới.

Cách 5: Tra cứu bằng ứng dụng Tra cứu mã số thuế

Bước 1: Truy cập vào CH Play, tải và cài đặt ứng dụng Tra cứu mã số thuế về điện thoại hoặc truy cập vào đường dẫn:

Bước 2: Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn ô "Tra cứu mã số thuế cá nhân". 

Bước 3: Bạn tiếp tục nhập số chứng minh thư nhân dân của mình và mã capcha xác nhận. Sau đó nhấn "Tra cứu".

Bước 4: Cuối cùng, ứng dụng sẽ trả về kết quả gồm Họ và tên, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, ngày hoạt động, đơn vị quản lý, tình trạng hoạt động.