Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Danhbacongty.org cung cấp kiến thức pháp lý cơ bản nhất liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Mời tham khảo!

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, điều kiện để được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện là gì? Và mức phạt không đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện như thế nào? Bài viết này của Danhbacongty.org giúp bạn giải quyết tất cả những thắc mắc nêu trên.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là g

Ảnh 1: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Khái niệm chính xác được nêu rõ tại Điều 7 của Luật Đầu tư năm 2014 (Nguồn: Internet)

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Khái niệm chính xác được nêu rõ tại Điều 7 của Luật Đầu tư năm 2014.

Theo đó, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là ngành, nghề kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện việc đầu tư kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một số điều kiện tối thiểu do pháp luật quy định. Vì lý do sức khỏe cộng đồng, an toàn đạo đức xã hội, an ninh trật tự quốc gia, an ninh quốc phòng, an ninh quốc phòng.

Tất nhiên, trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ra thì Việt Nam cho phép mọi cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh trong mọi ngành, nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. 

Tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh, đầu tư trong suốt quá trình hoạt động.

Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ảnh 2: Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Nguồn: Internet)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2017 có tổng số 243 ngành nghề kinh doanh đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. 

Trong danh sách này bao gồm các quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài). Đính kèm theo là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh tương ứng.

Như vậy là quý vị đã tỏ tường khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Vậy những quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh những ngành nghề đặc thù này là gì?

Những quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Quy định về ngành nghề kinh doanh

Ảnh 3: Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện được đề cập chi tiết tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP (Nguồn: Internet)

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện được đề cập chi tiết tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu áp dụng một/một số điều kiện về giấy phép, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện,...

Ngoài ra một số ngành nghề khác còn yêu cầu cung cấp văn bản xác nhận/các hình thức khác. Hoặc một số điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng thì mới thực hiện được hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần đến xác nhận hay chấp thuận bằng hình thức văn bản kể trên. 

Vậy cụ thể điều kiện để được kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Điều kiện để được kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Để được kinh doanh ngành nghề có điều kiện, tổ chức và cá nhân cần đáp ứng tối thiểu 4 điều kiện sau:

1. Phải có giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh (hay còn có tên gọi là giấy phép con) do cơ quan nhà nước cấp để doanh nghiệp đi vào hoạt động khi đã đáp ứng được các điều kiện ràng buộc. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì đều phải có giấy phép kinh doanh.

2. Phải có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh

Nhân lực và cơ sở vật chất của đơn vị kinh doanh nếu đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì nhà nước sẽ cấp cho doanh nghiệp đó giấy xác nhận/chứng nhận là đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện. 

Chẳng hạn: Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh mỹ phẩm, giấy xác nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,... 

3. Phải có chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Ví dụ: Nghề luật sư là nghề kinh doanh có điều kiện nên người đứng đầu phải có thẻ luật sư. 

4. Phải có vốn pháp định

Điều kiện về vốn pháp định thường đặt ra với các lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao. Chẳng hạn như kinh doanh bất động sản, vốn điều lệ của doanh nghiệp/cá nhân tối thiểu phải là 20 tỷ.

Xử lý các hành vi không thực hiện Đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Nếu đã biết các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì mà không thực hiện đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì sẽ bị cơ quan chức năng áp dụng mức xử phạt theo quy định tại khoản 7, Điều 1, Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7, Điều 1 của Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Nếu hoạt động kinh doanh không đúng trụ sở, địa điểm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phạt từ 1 đến 2 triệu.
  • Nếu hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký thì phạt từ 2 đến 3 triệu.
  • Nếu hoạt động kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký thì phạt 3 đến 5 triệu.
  • Nếu cố tình hoạt động trong thời gian bị nhà nước thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bị đình chỉ hoạt động thì phạt từ 5 đến 10 triệu.
  • Nếu kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà vi phạm các điều trên thì chịu mức phạt gấp đôi. 

Trên đây là khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì và các vấn đề pháp lý liên quan. Qúy vị nếu cần thêm thông tin về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web. 

Trân trọng!




Tra cứu mã số thuế cá nhân Online với CCCD/CMND

Cách 1. Tra cứu MSTCN trên Danhbacongty.org

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Tra cứu mã số thuế cá nhân

Bước 2: Nhập thông tin: Chứng minh nhân dân (cmnd) hoặc Căn cước công dân (cccd)

Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, thông tin mã số thuế cá nhân sẽ hiển thị ngay bên dưới.

Hệ thống kho dữ liệu đầy đủ, tốc độ truy vấn tìm kiếm nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được thông tin MST cá nhân của bạn.

Cách 2: Tra cứu trên trang web Thuế điện tử

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Trên giao diện trang chủ, nhấn chọn vào tùy chọn Cá nhân.

Bước 3: Trên màn hình trang chủ, tiếp tục nhấn chọn Tra cứu thông tin NNT. Hoặc bạn vào trực tiếp tại đây

Bước 4: Nhập thông tin số Chứng minh nhân nhân (CMND) và Mã kiểm tra, bỏ trống ô Mã số thuế, và nhấn chọn Tra cứu, kết quả tra cứu sẽ hiện thị bên dưới.

Cách 3: Cách tra cứu trên trang web Thuế Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế Việt Nam tại đường dẫn: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp. Giao diện trang chủ hiện ra như hình bên dưới.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư/Thẻ căn cước, và điền mã xác nhận.

Bước 3: Bấm vào ô Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị bên dưới.

Cách 4: Cách tra cứu trên trang web Mã số thuế

Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế: https://masothue.vn/. Và chọn Tra cứu mã số thuế cá nhân.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư.

Bước 3: Bấm vào ô Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị bên dưới.

Cách 5: Tra cứu bằng ứng dụng Tra cứu mã số thuế

Bước 1: Truy cập vào CH Play, tải và cài đặt ứng dụng Tra cứu mã số thuế về điện thoại hoặc truy cập vào đường dẫn:

Bước 2: Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn ô "Tra cứu mã số thuế cá nhân". 

Bước 3: Bạn tiếp tục nhập số chứng minh thư nhân dân của mình và mã capcha xác nhận. Sau đó nhấn "Tra cứu".

Bước 4: Cuối cùng, ứng dụng sẽ trả về kết quả gồm Họ và tên, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, ngày hoạt động, đơn vị quản lý, tình trạng hoạt động.