Mã số thuế được sử dụng trong các trường hợp nào?

“Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.” Vậy Mã số thuế được sử dụng trong trường hợp nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Theo điều, Điều 35 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14, mã số thuế được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

“Điều 35. Sử dụng mã số thuế

  1. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
  2. Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
  3. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
  4. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
  5. Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
  6. Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
  7. Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.”

Trên đây, là bài viết MÃ SỐ THUẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO?

Hi vọng mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về mã số thuế.




Tra cứu mã số thuế cá nhân Online với CCCD/CMND

Cách 1. Tra cứu MSTCN trên Danhbacongty.org

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Tra cứu mã số thuế cá nhân

Bước 2: Nhập thông tin: Chứng minh nhân dân (cmnd) hoặc Căn cước công dân (cccd)

Bước 3: Sau khi hệ thống tra cứu xong, thông tin mã số thuế cá nhân sẽ hiển thị ngay bên dưới.

Hệ thống kho dữ liệu đầy đủ, tốc độ truy vấn tìm kiếm nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được thông tin MST cá nhân của bạn.

Cách 2: Tra cứu trên trang web Thuế điện tử

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Trên giao diện trang chủ, nhấn chọn vào tùy chọn Cá nhân.

Bước 3: Trên màn hình trang chủ, tiếp tục nhấn chọn Tra cứu thông tin NNT. Hoặc bạn vào trực tiếp tại đây

Bước 4: Nhập thông tin số Chứng minh nhân nhân (CMND) và Mã kiểm tra, bỏ trống ô Mã số thuế, và nhấn chọn Tra cứu, kết quả tra cứu sẽ hiện thị bên dưới.

Cách 3: Cách tra cứu trên trang web Thuế Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào trang web Thuế Việt Nam tại đường dẫn: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp. Giao diện trang chủ hiện ra như hình bên dưới.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư/Thẻ căn cước, và điền mã xác nhận.

Bước 3: Bấm vào ô Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị bên dưới.

Cách 4: Cách tra cứu trên trang web Mã số thuế

Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế: https://masothue.vn/. Và chọn Tra cứu mã số thuế cá nhân.

Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô Chứng minh thư.

Bước 3: Bấm vào ô Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị bên dưới.

Cách 5: Tra cứu bằng ứng dụng Tra cứu mã số thuế

Bước 1: Truy cập vào CH Play, tải và cài đặt ứng dụng Tra cứu mã số thuế về điện thoại hoặc truy cập vào đường dẫn:

Bước 2: Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn ô "Tra cứu mã số thuế cá nhân". 

Bước 3: Bạn tiếp tục nhập số chứng minh thư nhân dân của mình và mã capcha xác nhận. Sau đó nhấn "Tra cứu".

Bước 4: Cuối cùng, ứng dụng sẽ trả về kết quả gồm Họ và tên, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, ngày hoạt động, đơn vị quản lý, tình trạng hoạt động.